Thi đại học vừa là thách thức lớn, vừa là cơ hội lớn đối với mỗi học sinh. Có háo hức, có chờ mong và tất nhiên có cả lo sợ nữa. Để giúp các thí sinh vượt qua kì thi quan trọng này, Sao Việt Education - gia sư giỏi tại Hà Nội xin tổng kết những kinh nghiệm cho giai đoạn ôn thi đầy căng thẳng.
Chuẩn bị tốt cho kì thi đại học |
Ba yếu tố quan trọng với kì thi đại học nói riêng và mỗi kì thi nói chung đều là: kiến thức, sức khỏe và tâm lý.
Kiến thức
- Kì thi được tổ chức để kiểm tra kiến thức của mỗi thí sinh, nên muốn đi thi tất nhiên phải có kiến thức. Để chuẩn bị kiến thức cho kì thi đại học bạn nên chăm chỉ học tập từ năm lớp 10 và tất nhiên, càng lên cao, chương trình học sẽ càng nặng thế nên bạn cũng phải tích cực hơn trong những năm sau.
- Giai đoạn hè năm lớp 11 là đặc biệt quan trọng, vì khi đó bạn sẽ được học những kiến thức sát sườn nhất với đề thi tại lớp học thêm hoặc từ gia sư của mình. Đây là lần học “đi” của bạn. Đừng nên nghĩ rằng trong năm học sắp tới sẽ có ít nhất một lần và thậm chí nhiều lần hơn nữa được học lại phần kiến thức đó mà chủ quan lơ là học tập lượt học “đi” này.
Nếu bạn học tốt, đó là nền tảng vững chắc giúp bạn dễ dàng ôn tập. - Còn nếu bạn chểnh mảng, bạn sẽ có tâm lý “hiểu biết” với những gì đã học trong khi thực chất bạn chỉ “biết” chứ chưa thực sự “hiểu”. Điều này rất dễ khiến bạn chán nản trong những lần học lại.
Nếu bạn học tốt, đó là nền tảng vững chắc giúp bạn dễ dàng ôn tập. - Còn nếu bạn chểnh mảng, bạn sẽ có tâm lý “hiểu biết” với những gì đã học trong khi thực chất bạn chỉ “biết” chứ chưa thực sự “hiểu”. Điều này rất dễ khiến bạn chán nản trong những lần học lại.
- Kiến thức cần được thường xuyên ôn luyện để khắc sâu hơn trong trí nhớ. Cách ôn tâp và rèn luyện tốt nhất là tự làm thật nhiều bài tập.
Trước tiên là bài tập trong sách giáo khoa, bài tập thầy cô giao, bài tập sách tham khảo hoặc cũng có thể là bài tập bạn tự tìm được trên mạng.
Ban đầu bạn nên làm bài tập theo dạng, đến khi cảm thấy tự tin, bạn có thể chuyển sang làm những đề tổng hợp. Để rèn luyện kĩ năng làm bài thi và học cách phân bổ thời gian hợp lý, bạn cũng nên tự giới hạn thời gian làm đề cho mình.
Trước tiên là bài tập trong sách giáo khoa, bài tập thầy cô giao, bài tập sách tham khảo hoặc cũng có thể là bài tập bạn tự tìm được trên mạng.
Ban đầu bạn nên làm bài tập theo dạng, đến khi cảm thấy tự tin, bạn có thể chuyển sang làm những đề tổng hợp. Để rèn luyện kĩ năng làm bài thi và học cách phân bổ thời gian hợp lý, bạn cũng nên tự giới hạn thời gian làm đề cho mình.
Sức khỏe
Trước mỗi kì thi, các sĩ tử thường tranh thủ học thật nhiều để có thể làm bài tốt nhất có thể. Trên thực tế, khi học tập quá căng thẳng trong trạng thái lo lắng và não không được nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc, ăn uống thất thường và thiếu chất thì khả năng tập trung sẽ kém và trí nhớ cũng giảm.
Vậy làm thế nào để vừa học tập hiệu quả vừa giữ gìn được sức khỏe trước mùa thi?
Trước mỗi kì thi, các sĩ tử thường tranh thủ học thật nhiều để có thể làm bài tốt nhất có thể. Trên thực tế, khi học tập quá căng thẳng trong trạng thái lo lắng và não không được nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc, ăn uống thất thường và thiếu chất thì khả năng tập trung sẽ kém và trí nhớ cũng giảm.
Vậy làm thế nào để vừa học tập hiệu quả vừa giữ gìn được sức khỏe trước mùa thi?
Dinh dưỡng hợp lý trong các bữa ăn |
- Thứ nhất, chế độ ăn uống hợp lý. Tức là ăn đúng giờ, đủ bữa và mỗi bữa đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm cần thiết: bột – đường – béo – đạm – xơ. Nếu có thể thì nên thêm 2 bữa ăn phụ vào lúc xế chiều và tối khuya. Thực đơn cho bữa ăn phụ chỉ cần một chén chè, một ly sữa tươi, ngũ cốc… là được.
- Thứ hai, nghỉ ngơi cũng vô cùng quan trọng. Để tránh ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ bạn không nên ăn quá nhiều vào buổi tối. Vì khi đó cơ quan tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả, khó tiêu, giấc ngủ sẽ đến với bạn rất khó khăn.
Bạn cũng không nên uống nhiều chè, cà phê… nhất là uống sau 18 giờ. Boirt chất cafein sẽ khiến bạn khó vào ngủ và giấc ngủ cũng không sâu.
- Cuối cùng, cố gắng là tốt, nhưng cố quá lại gây hại cho sức khỏe. Nếu đã quá khuya mà bạn vẫn chưa giải quyết xong bài vở trong khi mắt không ngừng “biểu tình” thì bạn nên tắt đèn đi ngủ và dậy sớm vào sáng hôm sau. Học bài vào sáng sớm thay vì thức quá khuya, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt đó!
Bạn cũng không nên uống nhiều chè, cà phê… nhất là uống sau 18 giờ. Boirt chất cafein sẽ khiến bạn khó vào ngủ và giấc ngủ cũng không sâu.
- Cuối cùng, cố gắng là tốt, nhưng cố quá lại gây hại cho sức khỏe. Nếu đã quá khuya mà bạn vẫn chưa giải quyết xong bài vở trong khi mắt không ngừng “biểu tình” thì bạn nên tắt đèn đi ngủ và dậy sớm vào sáng hôm sau. Học bài vào sáng sớm thay vì thức quá khuya, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt đó!
Tâm lý
- Quá trình ôn thi sẽ khiến học sinh cảm thấy áp lực dễ rơi vào tình trạng, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi dẫn đến chán nản, thiếu tự tin, không thể phát huy được những kiến thức vốn có.
- Một thí sinh có nền tảng kiến thức tốt luôn cảm thấy vững tâm hơn những thí sinh khác. Đơn giản là các bạn đã có sự chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết cho cuộc thi quan trọng. Đó là yếu tố đầu tiên có tính quyết định tới bài thi của bạn. Chỉ có sự chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ về kiến thức thì bạn mới không bị bỡ ngỡ trước các đề thi. Nếu bạn không có gì trong đầu thì dù vào phòng thi có tự tin bao nhiêu cũng không thể làm được bài.
- Khi đi thi bạn nên đến sớm 15 đến 20 phút để ổn định tâm lý. Trong thời gian chờ đợi bạn cũng có thể bắt chuyện với một người bạn nào đó.
Một vài câu hỏi xã giao sẽ khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, cũng giúp khoảng thời gian chờ đợi trôi qua nhanh hơn.
Một vài câu hỏi xã giao sẽ khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, cũng giúp khoảng thời gian chờ đợi trôi qua nhanh hơn.
- Trong quá trình làm bài, bạn phải tập trung hết mức có thể, đừng chú ý đến những điều xung quanh, bởi như thế sẽ khiến bạn phân tâm. Nếu cảm thấy hơi run, hãy mạnh dạn nghỉ một chút, vươn vai để giải tỏa.
Cuối cùng, chúc bạn thành công trong chặng đường “vượt vũ môn”.
Nhận xét
Đăng nhận xét