Chúng ta quan sát thấy các bà, các mẹ hàng ngày dùng đòn gánh để vận chuyển các đồ vật. Mặc dù, các đồ vật đó có thể vận chuyển bằng cách mang hoặc xách bằng tay. Với việc vận chuyển bằng tay rất tốn sức, nhưng dùng đòn gánh lại cảm thấy đỡ tốn sức hơn rất nhiều. Hơn nữa, lại rất thoải mái khi và dễ chịu khi đòn gánh nhún lên nhún xuống.
Đây là một hiện tượng vật lý về tính đàn hồi của vật, hãy cùng gia sư Lý ở Hà Nội tìm hiểu vì sao nhé?
Chúng ta cùng phân tích chiếc đòn gánh:
Chiếc đòn gánh có tính đàn hồi, khi để đòn gánh ở giữa vai và treo đồ vật ở hai đầu thì đòn gánh cong xuống dưới. Khi người gánh vật đi về phía trước, cơ thể người lúc nhô lên. lúc thấp xuống. Chính vì thế mà đòn gánh cũng liên tục lúc thẳng, lúc cong.
Chúng ta quan sát kỹ sẽ thấy, bước chân của người gánh và sự nhô lên, nhô xuống của đòn gánh có một tiết tấu nhất định. Khi 2 vật ở 2 đầu đòn gánh trĩu, có nghĩa là đòn gánh đang cong ép lực lên vai người gánh. Khi đòn gánh đàn hồi thẳng trở lại thì các vật được nâng lên, lúc này trọng lực lên vai người gánh coi như bằng không.
Dựa vào tiết tấu nhịp bước chân và sự lên xuống của đòn gánh sẽ giúp người gánh đỡ tốn sức hơn. Người gánh có thể điều chỉnh tốt bước chân sao cho:
Đây là một hiện tượng vật lý về tính đàn hồi của vật, hãy cùng gia sư Lý ở Hà Nội tìm hiểu vì sao nhé?
Chúng ta cùng phân tích chiếc đòn gánh:
Chiếc đòn gánh có tính đàn hồi, khi để đòn gánh ở giữa vai và treo đồ vật ở hai đầu thì đòn gánh cong xuống dưới. Khi người gánh vật đi về phía trước, cơ thể người lúc nhô lên. lúc thấp xuống. Chính vì thế mà đòn gánh cũng liên tục lúc thẳng, lúc cong.
Chúng ta quan sát kỹ sẽ thấy, bước chân của người gánh và sự nhô lên, nhô xuống của đòn gánh có một tiết tấu nhất định. Khi 2 vật ở 2 đầu đòn gánh trĩu, có nghĩa là đòn gánh đang cong ép lực lên vai người gánh. Khi đòn gánh đàn hồi thẳng trở lại thì các vật được nâng lên, lúc này trọng lực lên vai người gánh coi như bằng không.
Dựa vào tiết tấu nhịp bước chân và sự lên xuống của đòn gánh sẽ giúp người gánh đỡ tốn sức hơn. Người gánh có thể điều chỉnh tốt bước chân sao cho:
- Khi bước về phí trước, đòn gánh thẳng ra, các vật ở hai đầu nhô lên.
- Khi hai chân cùng tiếp đất, đòn gánh cong xuống, các vật trĩu xuống.
Như vậy vật nặng sẽ không cản trở bước đi, mà người gánh cũng cảm thấy đỡ tốn sức hơn rất nhiều.
Đó là lý do chính vì sao dùng đòn gánh gánh đồ vật lại đỡ tốn sức hơn.
Động tác của người gánh đồ vật:
Bạn quan sát những người gánh đồ vật nặng như: gánh nước, gánh hàng rong,..., bạn có thấy hai tay của họ nắm và kéo các vật nặng đó vào trong.
Đây là một việc làm rất khéo léo để giảm tốn sức hơn rất nhiều. Vai người gánh và đòn gánh có diện tích tiếp xúc với nhau rất nhỏ, phần vai tiếp xúc đó sẽ chịu cường độ nén của vật rất lớn. Trong một thời gian dài chịu độ nén như vậy, người gánh sẽ cảm thấy mết mỏi.
Nếu người gánh dùng hai tay kéo đồ vật ở hai đầu đòn gánh vào trong, thì hai tay đã chịu một phần của trọng lực ép xuống vai. Vai tiếp xúc với đòn gánh của người gánh lúc này sẽ chịu phần trọng lực đòn gánh ép xuống ít hơn. Vì thế, người gánh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Đòn gánh có tính đàn hồi và động kéo vật gánh vào trong giúp cho người gánh đỡ tốn sức hơn khi di chuyển các đồ vật. Bạn đã hiểu được vì sao gánh lại đỡ tốn sức hơn so với cách vận chuyển các khác như mang, vác, xách đồ vật.
Nhận xét
Đăng nhận xét