Trong bài viết này gia sư tại Hà Nội chia sẻ với với các bạn học sinh, sinh viên một số mẹo để nhớ bài nhanh và lâu. Qua đó, các bạn sẽ nhẹ nhàng hơn đối với các môn học thuộc và có phương pháp ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Một số mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn nhớ bài vở nhanh hơn và lâu hơn
1. Hiểu vấn đề - là yếu tố đầu tiên
Đây là yêu cầu tiên quyết danh cho những môn học thuộc hay bất kỳ một môn học khoa học, xã hội nào. Để học nhanh và nhớ được lâu thì phải hiểu được nội dung, hiểu được vấn đề của bài học môn nó.
Muốn hiểu thì chúng ta cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu bài học nói về vấn đề nói gì thôi nhé! Lúc này chúng ta chưa cần nhớ vội hay phải nắm bắt được tất cả các cái! Các bài trong SGK thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, chúng ta chỉ cần đọc thật kỹ sách là chúng ta đã nắm được các vẫn đề cần phải nhớ.
Không phải lúc nào chúng ta đọc cũng hiểu hết tất cả câu từ và nội dung mà những chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu mà nghĩ mãi vẫn chưa hiểu, chưa nắm bắt được vấn đề thì chúng ta nên hỏi thầy cô, hỏi bạn bè.
Không phải lúc nào chúng ta đọc cũng hiểu hết tất cả câu từ và nội dung mà những chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu mà nghĩ mãi vẫn chưa hiểu, chưa nắm bắt được vấn đề thì chúng ta nên hỏi thầy cô, hỏi bạn bè.
Kỹ thuật hiểu vấn đề đã giúp chúng ta được 1/2 chặng đường cho bài học rồi đó.
Mẹo: Hiểu rõ bản chất vấn đề thầy cô giảng trên lớp
2. Tóm lược các ý chính
2 yêu cầu cần phải nhớ để tóm lược các ý chính:
2. Tóm lược các ý chính
2 yêu cầu cần phải nhớ để tóm lược các ý chính:
- Nhớ tựa bài (tên bài chúng ta học)
- Nhớ thứ tự từng bài trong sách giáo khoa
Chính vì thế sẽ rất tiện cho chúng ta trong việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình học. => Đây chính là 1 dàn ý lớn.
Khi chúng ta đã hiểu rồi, thì hãy gạch đầu dòng các ý chính lớn. Bài trong sách thường được trình bày bằng cách chia thành nhiều đoạn. Chính mỗi đoạn là một chủ đề khác nhau, chúng ta hãy tìm ra chủ đề của đoạn và tự tóm tắt bằng lời văn của mình bằng một vài ba từ.
Khi chúng ta đã hiểu rồi, thì hãy gạch đầu dòng các ý chính lớn. Bài trong sách thường được trình bày bằng cách chia thành nhiều đoạn. Chính mỗi đoạn là một chủ đề khác nhau, chúng ta hãy tìm ra chủ đề của đoạn và tự tóm tắt bằng lời văn của mình bằng một vài ba từ.
Đừng tham học cả bài dài loằng ngoằng hay một chương, vì như vậy càng học càng rối. Chúng ta nên nhớ từ khóa (keyword) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi.
Mẹo: Sử dụng các từ khóa nêu nội dung chính của bài, của đoạn
3. Sử dụng giấy + bút
Hãy lấy câu: Một mẫu bút chì, hơn trí nhớ tốt. Luôn sẵn sàng giấy bút ngay bên cạnh khi bạn ôn bài và liên tục ghi các ý chính ra giấy. Chúng ta nên sử dụng các tờ giấy A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển. Điều này rất tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi.
Hãy ghi chép các ý chính-câu chủ đề giấy. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó.
Mẹo: Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức.
4. Nhẩm lại bài
Nhẩm lại bài sau khi học là cách phổ biến nhất của học sinh sinh viên. Nhẩm lại bài vừa tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy tập trung 100% vào việc học. Trong quá trình nhẩm bài, chúng ta không được nghĩ mông nung hay quan tâm sang việc khác. Có nhiều bạn 30 phút nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư” vào việc cá nhân.
Khi nhẩm, chỗ nào quên, phải cố nhớ để kiểm tra lại trí nhớ của mình, trong trường hợp không thể nhớ được ra thì mới mở vở ra xem. Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài.
Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên, đọc to nhưng phải “sâu”, có nghĩa là chúng ta phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt một cách máy móc.
Mẹo: Tập trung 100% nhẩm bài => Cố nhớ nếu có đoạn quên => Nhẩm lần lượt cho đến khi hết bài
5. Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè
Hãy huy động những người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp hay bạn bè cùng phòng để soát bài giúp mình. Nhưng nhớ là nhờ mọi người trong lúc rỗi rãi để giúp mình, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang bận công việc. Bố, mẹ, anh, chị, em này, bạn bè… luôn sẵn sàng giúp chúng ta. Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Tương tự như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo.
Hãy nhờ người giúp mình chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều bạn chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi bất kỳ phần nào trong nội dung học lại không trả lời được.
Phương pháp học này được nhiều bạn áp dụng. Đây là bài tập rất hữu hiệu trước khi với kiểm tra bài cũ, thi vấn đáp hay thi viết.
Mẹo: Nhờ người thân rà soát bài mình vừa học để xem nắm bài được đến đâu.
Nhận xét
Đăng nhận xét