Đối với những bạn không chuyên Văn và không có “tâm hồn văn chương” thì môn Văn được xem là một môn học khó và nhiều áp lực. Để làm hoàn chỉnh một bài văn có đầy đủ nội dung: các ý nêu trong bài văn, giọng văn là rất khó ngay cả đối với các bạn được xem là yêu thích môn văn.
Nếu cách lập dàn ý truyền thống từ trước đến nay để triển khai ý thì vẫn còn là thách thức đối với học sinh trước khi viết bài trong việc triển khai ý cho bài Văn. Hơn nữa, chúng ta sẽ rất mất thời gian khi dàn ý được hình thành theo cách triển khai gạch đầu dòng. Một bí quyết rất hiệu quả là tại sao chúng ta không dùng sơ đồ tư duy để lập dàn ý trước khi viết bài văn?
Gia sư Văn sẽ hướng dẫn tường tận các bạn cách lập sơ đồ tư duy, triển khai ý tưởng để viết được một bài Văn hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và nội dung (đầy đủ các ý)
Mô tả ý tưởng
Sư đồ tư duy là một hình thức ghi chép nhằm mục đích mở rộng và đào sâu các ý tưởng thông qua việc sử dụng màu sắc và hình ảnh
Vào những năm 1960, Tony Buzan là người sáng lập ra kỹ thuật lập sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy có cấu tạo giống như một cái cây, mà xung quanh cây là các nhánh nhỏ vươn ra. Ở giữa sơ đồ tư duy chúng ta đặt vào đó ý tưởng hoặc hình ảnh của chủ đề chính cần phải viết. Nối với chủ đề chính đó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan. Nối với các nhánh lớn là những nhánh nhỏ, và tiếp đến là các nhánh nhỏ hơn thể hiện các vấn đề liên quan ở mức độ rộng hơn và sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Hình thành ý tưởng
Bản đồ tư duy hiện nay đã phổ biến ở một số môn học, nó được áp dụng để người suy nghĩ có thể triển khai ý một cách nhanh nhất và hoàn toàn tự tin để trình bày nó. Với một đề văn có sẵn, giống như những môn khác, bạn hãy đặt nó vào trọng tâm bản đồ tư duy và bắt đầu với những chủ đề lớp. Mỗi nhánh của bản đồ tư duy là một chủ đề. Đừng vội nếu bạn chưa nghĩ ra các nhánh khác nhau, học văn là để học làm giàu cho tâm hồn, vì thế hãy để cho đầu óc thật sự thư giãn để nghĩ ra nhiều nhánh khác nhau.
Bạn cũng có thể hình thành ý tưởng (các nhánh) theo kiểu ngược lại. Tức là đề văn có sẵn, bạn sẽ suy nghĩ thêm có thể tìm được ý gì quanh đề tài đó, dùng những nhánh nhỏ để ghi nó ra. Sau đó ghép nó lại thành một nhánh lớn.
Ví dụ như mỗi đề văn các bạn sẽ trình bày các ý theo công thức 5W + 1H. Như tác phẩm Truyện Kiều sẽ có các ý: tác giả (các nhánh nhỏ sẽ là: năm sinh, cuộc đời. sự nghiệp…), tác phẩm, nghệ thuật, nội dung, lời bình về tác phẩm…
Kết nối ý tưởng
Bản đồ tư duy có phép các bạn học sinh dễ dàng nối các ý tưởng từ các nhánh nhỏ thành một dàn bài chi tiết hoàn chỉnh. Chỉ cần có câc nhánh, các bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho việc nối các ý tưởng. điều các bạn cần làm chỉ là hoàn thành từng câu chữ theo vốn ngôn ngữ của bản thân. Theo đó dù bạn không đạt được điểm về cách diễn đạt bạn vẫn có điểm vì đã có đầy đủ các ý chính.
Sử dụng bản đồ tư duy trong môn văn sẽ tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Các bạn sẽ cảm thấy đến với môn văn không còn khó khăn như trước và chắc chắn các bạn sẽ đạt được kết qua như mong muốn.
Nếu cách lập dàn ý truyền thống từ trước đến nay để triển khai ý thì vẫn còn là thách thức đối với học sinh trước khi viết bài trong việc triển khai ý cho bài Văn. Hơn nữa, chúng ta sẽ rất mất thời gian khi dàn ý được hình thành theo cách triển khai gạch đầu dòng. Một bí quyết rất hiệu quả là tại sao chúng ta không dùng sơ đồ tư duy để lập dàn ý trước khi viết bài văn?
Gia sư Văn sẽ hướng dẫn tường tận các bạn cách lập sơ đồ tư duy, triển khai ý tưởng để viết được một bài Văn hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và nội dung (đầy đủ các ý)
Lập sơ đồ tư duy để làm tốt môn văn |
Mô tả ý tưởng
Sư đồ tư duy là một hình thức ghi chép nhằm mục đích mở rộng và đào sâu các ý tưởng thông qua việc sử dụng màu sắc và hình ảnh
Vào những năm 1960, Tony Buzan là người sáng lập ra kỹ thuật lập sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy có cấu tạo giống như một cái cây, mà xung quanh cây là các nhánh nhỏ vươn ra. Ở giữa sơ đồ tư duy chúng ta đặt vào đó ý tưởng hoặc hình ảnh của chủ đề chính cần phải viết. Nối với chủ đề chính đó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan. Nối với các nhánh lớn là những nhánh nhỏ, và tiếp đến là các nhánh nhỏ hơn thể hiện các vấn đề liên quan ở mức độ rộng hơn và sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Bí quyết học tốt môn Văn |
Hình thành ý tưởng
Bản đồ tư duy hiện nay đã phổ biến ở một số môn học, nó được áp dụng để người suy nghĩ có thể triển khai ý một cách nhanh nhất và hoàn toàn tự tin để trình bày nó. Với một đề văn có sẵn, giống như những môn khác, bạn hãy đặt nó vào trọng tâm bản đồ tư duy và bắt đầu với những chủ đề lớp. Mỗi nhánh của bản đồ tư duy là một chủ đề. Đừng vội nếu bạn chưa nghĩ ra các nhánh khác nhau, học văn là để học làm giàu cho tâm hồn, vì thế hãy để cho đầu óc thật sự thư giãn để nghĩ ra nhiều nhánh khác nhau.
Bạn cũng có thể hình thành ý tưởng (các nhánh) theo kiểu ngược lại. Tức là đề văn có sẵn, bạn sẽ suy nghĩ thêm có thể tìm được ý gì quanh đề tài đó, dùng những nhánh nhỏ để ghi nó ra. Sau đó ghép nó lại thành một nhánh lớn.
Ví dụ như mỗi đề văn các bạn sẽ trình bày các ý theo công thức 5W + 1H. Như tác phẩm Truyện Kiều sẽ có các ý: tác giả (các nhánh nhỏ sẽ là: năm sinh, cuộc đời. sự nghiệp…), tác phẩm, nghệ thuật, nội dung, lời bình về tác phẩm…
Kết nối ý tưởng
Bản đồ tư duy có phép các bạn học sinh dễ dàng nối các ý tưởng từ các nhánh nhỏ thành một dàn bài chi tiết hoàn chỉnh. Chỉ cần có câc nhánh, các bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho việc nối các ý tưởng. điều các bạn cần làm chỉ là hoàn thành từng câu chữ theo vốn ngôn ngữ của bản thân. Theo đó dù bạn không đạt được điểm về cách diễn đạt bạn vẫn có điểm vì đã có đầy đủ các ý chính.
Sử dụng bản đồ tư duy trong môn văn sẽ tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Các bạn sẽ cảm thấy đến với môn văn không còn khó khăn như trước và chắc chắn các bạn sẽ đạt được kết qua như mong muốn.
Nhận xét
Đăng nhận xét